Trước đây, tôm được nuôi truyền thống ở vùng ven biển hoặc cửa sông với độ mặn từ 15 đến 40 ppt. Tuy nhiên, việc nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương đã được thực hiện thành công ở nhiều nơi sử dụng nước biển có độ mặn khác nhau (0-10ppt), và do đó các thành phần ion trong nước là khác nhau. Nước có độ mặn thấp như vậy cần được bổ sung các khoáng chất cần thiết để có thể đạt được năng suất mong muốn.

Tầm quan trọng của khoáng chất:

Khoáng chất tham gia duy trì sự cân bằng acid-base và rất quan trọng trong điều hòa thẩm thấu. Trong số các khoáng chất đa lượng, calci (Ca) và magie (Mg) đóng vai trò chủ yếu trong lột xác và hình thành vỏ mới trên tôm.

Nhu cầu khoáng chất trong ao nuôi tôm:  

Ngoài các thông số chất lượng nước cơ bản, khoáng chất cũng là thành phần thiết yếu đối với tôm thẻ chân trắng (P.vannamei). Yêu cầu về khoáng chất trên thực tế rất khó để định lượng do sự thay đổi thành phần ion của nước. Khả dụng sinh học của khoáng chất sẽ là một hàm của nồng độ của chúng trong nước.

Tỷ lệ ion:

Tỷ lệ ion là khá khác nhau giữa nước biển và các nguồn nước khác. Tỷ lệ Na (Sodium) đến K (Kali) và Mg (Magnesium) với Ca (Calcium) trong nước có vẻ quan trọng hơn độ mặn của nước ao. Tỷ lệ không thích hợp của các khoáng chất này trong nước ảnh hưởng đến sự thẩm thấu, tác động lên sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Tỷ lệ Na:K và Mg:Ca tương ứng 28:1 và 3,4:1 là tối ưu. Cần lưu ý rằng, hàm lượng Ca cao và tỷ lệ Ca:K khoảng 1:1 trong nước biển cũng là điều cần thiết. Ở các vùng nước có tỷ lệ Ca:K và Na:K cao, việc bổ sung K để giảm tỷ lệ này trong vùng nước mặn thấp làm tăng sự tăng trưởng của tôm.

Bổ sung khoáng chất vào nước:

Để duy trì nồng độ tối ưu của khoáng chất và cân bằng ion, có thể thay đổi bổ sung khoáng chất vào nước và chế độ ăn. Các phương pháp bổ sung khoáng chất vào nước cho hiệu quả cao hơn so với bổ sung vào chế độ ăn mặc dù chi phí của việc tăng cường ion là tương đối cao khi diện tích nuôi lớn. Mức ion trong các ao có độ mặn thấp phải được nâng lên để phù hợp với nồng độ của chúng trong nước biển pha loãng đến cùng độ mặn. Để có được mức độ khoáng mong muốn ở các độ mặn khác nhau, độ mặn của nước (ppt) được nhân với các yếu tố nhất định cho mỗi khoáng chất. Nước biển có độ mặn 35 ppt được coi là tiêu chuẩn.

Ứng dụng các sản phẩm bổ sung khoáng chất cho ao nuôi tôm:

Một số sản phẩm thương mại có sẵn trên thị trường (Kali clorua, Magie clorua, khoáng tổng hợp,…) để điều chỉnh sự mất cân bằng tỷ lệ ion trong nước ao. Nhiều sản phẩm thương mại không đề cập đến thành phần khoáng chất. Cần hết sức thận trọng khi sử dụng các sản phẩm thương mại như vậy vì các nghiên cứu đã chỉ ra là thiếu tiêu chuẩn và hiệu quả. Liều lượng (g / m3) của một sản phẩm được yêu cầu áp dụng cho ao đối với một loại khoáng cụ thể có thể được tính theo công thức sau:

Liều lượng (g / m3) = Nồng độ mong muốn của khoáng chất cụ thể (mg / L) x Tỷ lệ phần trăm khoáng chất đó trong muối / 100. Nói chung, với nước có độ mặn cao hay thấp, nếu nồng độ khoáng chất tối ưu và tỷ lệ ion thích hợp thì không cần bổ sung khoáng. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ nuôi, các khoáng chất chủ yếu bị mất đi do sự hấp thụ của đất, thu hoạch tôm, thoát nước khi thu hoạch làm thay đổi nồng độ của chúng.

Do đó, cần phải đánh giá nồng độ khoáng chất trong nước ao thường xuyên và bổ sung chúng trong trường hợp thiếu hụt. Người nuôi nên cân nhắc nồng độ của các ion ở độ mặn nước mong muốn và các sản phẩm được sử dụng để bổ sung các ion. Đặc biệt là nên thận trọng khi sử dụng các sản phẩm thương mại khi sử dụng bổ sung vào ao nuôi để mang lại hiệu quả cao nhất.